Ung Văn Khiêm - người con ưu tú của An Giang
- Được đăng: Thứ tư, 26 Tháng 2 2020 08:13
- Lượt xem: 4781
(TUAG)- “…Đồng chí Ung Văn Khiêm là một người cộng sản kiên trung và tiêu biểu, khiêm tốn, giàu lòng nhân ái và tình đoàn kết với đồng chí, đồng bào; là một trong những người gieo mầm cách mạng vô sản trên mảnh đất này từ những năm 20 của thế kỷ XX, là lứa đàn anh “khai sơn phá thạch” cho con đường đầy gai góc của dân tộc chúng ta…”. (Trích Điếu văn do đồng chí Võ Văn Kiệt, Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng Bộ trưởng đọc tại Lễ truy điệu đồng chí Ung Văn Khiêm ngày 22/3/1991)
Sau khi bị đuổi về quê, Ung Văn Khiêm tìm đến Châu Văn Liêm cùng hợp thành một nhóm thanh niên yêu nước. Tháng 9/1926, cùng Châu Văn Liêm, Nguyễn Văn Cưng, Trần Văn Thạnh và một số giáo viên, học sinh, nhà nho, thầy thuốc yêu nước lập ra “Việt Nam Phục quốc Đảng” tại Ô Môn (Cần Thơ). Gần cuối năm 1927, đồng chí được kết nạp vào Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên. Đầu năm 1929, được cử tham dự lớp huấn luyện chính trị tại Quảng Châu, Trung Quốc(2). Tháng 8/1929, cùng Châu Văn Liêm và một số đồng chí khác thành lập An Nam Cộng sản Đảng do Châu Văn Liêm làm Bí thư. Tháng 9/1929, Ung Văn Khiêm được cử làm Bí thư Đặc ủy An Nam Cộng sản Đảng toàn miền Hậu Giang(3). Tháng 1/1930, đồng chí đến làng An Xuyên quận Cà Mau kết nạp 5 hội viên ưu tú của Thanh niên cách mạng Đồng chí hội vào An Nam Cộng sản Đảng. Đây là tổ chức Cộng sản Đảng đầu tiên của tỉnh Bạc Liêu (tỉnh Bạc Liêu lúc bấy giờ bao gồm cả tỉnh Cà Mau hiện nay)4. Khoảng cuối tháng 2/1930, Ban lâm thời Chấp ủy Đảng Cộng sản Việt Nam tại Nam kỳ được thành lập, Ung Văn Khiêm được bầu làm Xứ ủy viên. Cũng trong năm này, đồng chí được bầu làm Bí thư Xứ ủy Nam kỳ (thay đồng chí Ngô Gia Tự bị địch bắt). Từ năm 1931 đến năm 1936, đồng chí bị bắt giam ở khám lớn Sài Gòn và đày đi Côn Đảo.
Năm 1936, Ung Văn Khiêm trở về quê nhà trong lúc phong trào đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ dâng lên mạnh mẽ. Ủy ban hành động quận Chợ Mới được thành lập do đồng chí phụ trách. Lúc này, Chợ Mới hầu như ngày nào cũng có diễn thuyết, mỗi cuộc có hàng trăm người. Đồng chí thường xuyên tham gia, nêu rõ những bước tiến của cách mạng và vai trò lãnh đạo của Đảng, sức mạnh của quần chúng...
Ngày 24/3/1937, cò Bazin cùng tên xếp Hiến đem lính đến bắt đồng chí Ung Văn Khiêm và 12 đồng chí hoạt động công khai ở Chợ Mới. Ai hỏi lý do thì bị chúng tát tay ngay để khiêu khích. Khi hay tin các đồng chí bị bắt giam, các Ủy ban hành động ở Mỹ Luông, Chợ Mới, Long Điền... huy động quần chúng kéo đến bao vây bót cò Mỹ Luông đòi thả hết những người bị bắt. Trước tình thế đấu tranh quyết liệt, tên Bazin phải ra lệnh thả hết. Phẫn uất trước hành động ức hiếp của Bazin, đồng chí Ung Văn Khiêm viết bài đăng báo nêu rõ: “Bazin không cho phép ai hỏi lý do của những hành động võ đoán của hắn”.
Ngày 01/1/1937, Godart dẫn đầu đoàn điều tra tình hình Đông Dương đến Sài Gòn và sau đó phái đoàn của Nghị sĩ Quốc hội Pháp sang thăm Đông Dương. Khi đoàn tới Sài Gòn, Honel - đảng viên Đảng Cộng sản Pháp, nghị sĩ Quốc hội Pháp được hướng dẫn về quận Chợ Mới. Sáng ngày 3/7/1937, được tin Honel đến chợ Mỹ Luông (quận Chợ Mới), đồng chí cùng hơn 3.000 đồng bào ở các xã lân cận tổ chức đón tiếp; bất chấp sự có mặt của kẻ thù, đồng chí đã tố cáo với Honel về chính sách cai trị khắc nghiệt của thực dân Pháp và tay sai.
Năm 1939, đồng chí lại bị Pháp bắt giam. Sau 18 tháng giam tại Long Xuyên, địch đưa đồng chí lên giam ở Tà Lài, nhân lúc địch sơ hở, đồng chí chạy thoát và về hoạt động ở Cần Thơ. Ngày 09/3/1945, chớp thời cơ Nhật đảo chính Pháp, Ung Văn Khiêm đã đại diện Mặt trận Việt Minh vận động chủ đồn điền người Pháp giao đồn điền Cờ Đỏ cho cách mạng và hứa sẽ che chở cho các gia đình người Pháp trong những ngày trốn tránh quân Nhật. Hai chủ đồn điền người Pháp đã nghe theo. Trong thời gian này, đồng chí cùng các đồng chí trong Xứ ủy Nam bộ tiếp tục lãnh đạo phong trào cách mạng phát triển mạnh mẽ ở các tỉnh miền Hậu Giang.
Năm 1945, Ung Văn Khiêm tham gia Xứ ủy Nam Bộ (Xứ ủy Tiền phong), là Ủy viên Ban Thường vụ. Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, đồng chí được cử làm Ủy viên Ban Thường vụ Xứ ủy Nam Bộ, Đại biểu Quốc hội khóa I. Sau đó, được bầu làm Ủy viên Ủy ban Hành chính lâm thời Nam Bộ, Ủy ban nhân dân Nam Bộ, Ủy viên Nội vụ Ủy ban kháng chiến Hành chính Nam bộ. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ II (1951), đồng chí được bầu làm Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Sau Đại hội, Trung ương Cục miền Nam được thành lập thay cho Xứ ủy Nam Bộ, đồng chí được chỉ định làm Ủy viên Trung ương cục miền Nam. Năm 1953, là Bí thư Tỉnh ủy kiêm Chủ tịch Ủy ban kháng chiến Hành chính tỉnh Bạc Liêu (tỉnh Bạc Liêu lúc bấy giờ bao gồm cả tỉnh Cà Mau hiện nay). Sau Hiệp định Genève, đồng chí tập kết ra Bắc. Năm 1955, đồng chí được giao làm Thứ trưởng Bộ Ngoại giao. Tại Đại hội Đảng lần thứ III (1960), đồng chí được bầu làm Ủy viên Trung ương Đảng và được giao nhiệm vụ làm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao. Năm 1963, đồng chí chuyển công tác sang làm Bộ trưởng Bộ Nội vụ đến năm 1967.
Đồng chí Ung Văn Khiêm đã được tặng thưởng: Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Kháng chiến hạng Nhất, Huân chương Hữu nghị Lênin, Huy hiệu Thành đồng Tổ quốc, Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng và nhiều huân huy chương cao quý khác.
Ung văn Khiêm là người con ưu tú của quê hương An Giang. █
__________________
1. Ban Tuyên giáo Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh, Những chiến sĩ Cộng sản hào kiệt kiên trung lưu danh cùng Đảng bộ và nhân dân thành phố Hồ Chí Minh anh hùng, Nxb Tổng hợp TP.HCM, 2019.
2. Có một số tài liệu ghi đồng chí được cử sang Trung Quốc năm 1928.
3. Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh - Hội Khoa học Lịch sử tỉnh, Kỷ yếu Hội khoa: Nhà cách mạng Ung Văn Khiêm (1910 – 1991), 2012.
4. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bạc Liêu, Đồng chí Ung Văn Khiêm - nhà lãnh đạo tiền bối của Đảng, người chiến sĩ Cộng sản nhiệt thành, Nxb Phương Đông, tr. 23.
Cố Bộ trưởng Ngoại giao Ung Văn Khiêm (1910 – 1991)
Ung Văn Khiêm sinh ngày 13/2/1910 tại làng Tấn Đức, quận Chợ Mới, tỉnh Long Xuyên (nay là xã Tấn Mỹ, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang), kế thừa truyền thống yêu nước của gia đình, quê hương cùng với tố chất thông minh, nhạy bén về các vấn đề chính trị, đồng chí sớm dấn thân vào con đường đấu tranh cách mạng. Khi còn là học sinh của trường Collège de Cần Thơ (trung học Cần Thơ) đã tham gia lãnh đạo các cuộc bãi khóa của học sinh nhân đám tang của cụ Phan Bội Châu và phản đối thực dân Pháp bắt giữ chí sĩ yêu nước Nguyễn An Ninh(1).Sau khi bị đuổi về quê, Ung Văn Khiêm tìm đến Châu Văn Liêm cùng hợp thành một nhóm thanh niên yêu nước. Tháng 9/1926, cùng Châu Văn Liêm, Nguyễn Văn Cưng, Trần Văn Thạnh và một số giáo viên, học sinh, nhà nho, thầy thuốc yêu nước lập ra “Việt Nam Phục quốc Đảng” tại Ô Môn (Cần Thơ). Gần cuối năm 1927, đồng chí được kết nạp vào Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên. Đầu năm 1929, được cử tham dự lớp huấn luyện chính trị tại Quảng Châu, Trung Quốc(2). Tháng 8/1929, cùng Châu Văn Liêm và một số đồng chí khác thành lập An Nam Cộng sản Đảng do Châu Văn Liêm làm Bí thư. Tháng 9/1929, Ung Văn Khiêm được cử làm Bí thư Đặc ủy An Nam Cộng sản Đảng toàn miền Hậu Giang(3). Tháng 1/1930, đồng chí đến làng An Xuyên quận Cà Mau kết nạp 5 hội viên ưu tú của Thanh niên cách mạng Đồng chí hội vào An Nam Cộng sản Đảng. Đây là tổ chức Cộng sản Đảng đầu tiên của tỉnh Bạc Liêu (tỉnh Bạc Liêu lúc bấy giờ bao gồm cả tỉnh Cà Mau hiện nay)4. Khoảng cuối tháng 2/1930, Ban lâm thời Chấp ủy Đảng Cộng sản Việt Nam tại Nam kỳ được thành lập, Ung Văn Khiêm được bầu làm Xứ ủy viên. Cũng trong năm này, đồng chí được bầu làm Bí thư Xứ ủy Nam kỳ (thay đồng chí Ngô Gia Tự bị địch bắt). Từ năm 1931 đến năm 1936, đồng chí bị bắt giam ở khám lớn Sài Gòn và đày đi Côn Đảo.
Năm 1936, Ung Văn Khiêm trở về quê nhà trong lúc phong trào đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ dâng lên mạnh mẽ. Ủy ban hành động quận Chợ Mới được thành lập do đồng chí phụ trách. Lúc này, Chợ Mới hầu như ngày nào cũng có diễn thuyết, mỗi cuộc có hàng trăm người. Đồng chí thường xuyên tham gia, nêu rõ những bước tiến của cách mạng và vai trò lãnh đạo của Đảng, sức mạnh của quần chúng...
Ngày 24/3/1937, cò Bazin cùng tên xếp Hiến đem lính đến bắt đồng chí Ung Văn Khiêm và 12 đồng chí hoạt động công khai ở Chợ Mới. Ai hỏi lý do thì bị chúng tát tay ngay để khiêu khích. Khi hay tin các đồng chí bị bắt giam, các Ủy ban hành động ở Mỹ Luông, Chợ Mới, Long Điền... huy động quần chúng kéo đến bao vây bót cò Mỹ Luông đòi thả hết những người bị bắt. Trước tình thế đấu tranh quyết liệt, tên Bazin phải ra lệnh thả hết. Phẫn uất trước hành động ức hiếp của Bazin, đồng chí Ung Văn Khiêm viết bài đăng báo nêu rõ: “Bazin không cho phép ai hỏi lý do của những hành động võ đoán của hắn”.
Ngày 01/1/1937, Godart dẫn đầu đoàn điều tra tình hình Đông Dương đến Sài Gòn và sau đó phái đoàn của Nghị sĩ Quốc hội Pháp sang thăm Đông Dương. Khi đoàn tới Sài Gòn, Honel - đảng viên Đảng Cộng sản Pháp, nghị sĩ Quốc hội Pháp được hướng dẫn về quận Chợ Mới. Sáng ngày 3/7/1937, được tin Honel đến chợ Mỹ Luông (quận Chợ Mới), đồng chí cùng hơn 3.000 đồng bào ở các xã lân cận tổ chức đón tiếp; bất chấp sự có mặt của kẻ thù, đồng chí đã tố cáo với Honel về chính sách cai trị khắc nghiệt của thực dân Pháp và tay sai.
Năm 1939, đồng chí lại bị Pháp bắt giam. Sau 18 tháng giam tại Long Xuyên, địch đưa đồng chí lên giam ở Tà Lài, nhân lúc địch sơ hở, đồng chí chạy thoát và về hoạt động ở Cần Thơ. Ngày 09/3/1945, chớp thời cơ Nhật đảo chính Pháp, Ung Văn Khiêm đã đại diện Mặt trận Việt Minh vận động chủ đồn điền người Pháp giao đồn điền Cờ Đỏ cho cách mạng và hứa sẽ che chở cho các gia đình người Pháp trong những ngày trốn tránh quân Nhật. Hai chủ đồn điền người Pháp đã nghe theo. Trong thời gian này, đồng chí cùng các đồng chí trong Xứ ủy Nam bộ tiếp tục lãnh đạo phong trào cách mạng phát triển mạnh mẽ ở các tỉnh miền Hậu Giang.
Năm 1945, Ung Văn Khiêm tham gia Xứ ủy Nam Bộ (Xứ ủy Tiền phong), là Ủy viên Ban Thường vụ. Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, đồng chí được cử làm Ủy viên Ban Thường vụ Xứ ủy Nam Bộ, Đại biểu Quốc hội khóa I. Sau đó, được bầu làm Ủy viên Ủy ban Hành chính lâm thời Nam Bộ, Ủy ban nhân dân Nam Bộ, Ủy viên Nội vụ Ủy ban kháng chiến Hành chính Nam bộ. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ II (1951), đồng chí được bầu làm Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Sau Đại hội, Trung ương Cục miền Nam được thành lập thay cho Xứ ủy Nam Bộ, đồng chí được chỉ định làm Ủy viên Trung ương cục miền Nam. Năm 1953, là Bí thư Tỉnh ủy kiêm Chủ tịch Ủy ban kháng chiến Hành chính tỉnh Bạc Liêu (tỉnh Bạc Liêu lúc bấy giờ bao gồm cả tỉnh Cà Mau hiện nay). Sau Hiệp định Genève, đồng chí tập kết ra Bắc. Năm 1955, đồng chí được giao làm Thứ trưởng Bộ Ngoại giao. Tại Đại hội Đảng lần thứ III (1960), đồng chí được bầu làm Ủy viên Trung ương Đảng và được giao nhiệm vụ làm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao. Năm 1963, đồng chí chuyển công tác sang làm Bộ trưởng Bộ Nội vụ đến năm 1967.
Đồng chí Ung Văn Khiêm đã được tặng thưởng: Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Kháng chiến hạng Nhất, Huân chương Hữu nghị Lênin, Huy hiệu Thành đồng Tổ quốc, Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng và nhiều huân huy chương cao quý khác.
Ung văn Khiêm là người con ưu tú của quê hương An Giang. █
Trung Tân
__________________
1. Ban Tuyên giáo Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh, Những chiến sĩ Cộng sản hào kiệt kiên trung lưu danh cùng Đảng bộ và nhân dân thành phố Hồ Chí Minh anh hùng, Nxb Tổng hợp TP.HCM, 2019.
2. Có một số tài liệu ghi đồng chí được cử sang Trung Quốc năm 1928.
3. Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh - Hội Khoa học Lịch sử tỉnh, Kỷ yếu Hội khoa: Nhà cách mạng Ung Văn Khiêm (1910 – 1991), 2012.
4. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bạc Liêu, Đồng chí Ung Văn Khiêm - nhà lãnh đạo tiền bối của Đảng, người chiến sĩ Cộng sản nhiệt thành, Nxb Phương Đông, tr. 23.